Red Purple Black

Cách ghi điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội

Đối với đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, điều cơ bản đầu tiên thí sinh cần ghi nhớ là không được ngắt xuống dòng.

Theo cấu trúc đề tham khảo thi THPT quốc gia 2017, khác biệt lớn nhất trong đề nghị luận xã hội là yêu cầu viết một đoạn văn, thay vì một bài hoàn chỉnh. Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, luận bàn về một vấn đề thể hiện qua một nhận định, một khái niệm, một bài học hay một thông điệp... được rút ra từ ngữ liệu phần đọc hiểu. Đặc điểm này chi phối hệ thống câu hỏi đọc hiểu của đề bài cũng như quá trình triển khai câu hỏi đọc hiểu của thí sinh.

truongphanhuychu-4632-1496968344 180x108 

TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết chia sẻ một số cách ghi điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Với thiết kế đề thi như trên, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọc hiểu, thí sinh sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng bao trùm nhất từ văn bản đọc hiểu. Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gần như trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội.

Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý phương pháp làm bài, tránh kể lể, nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu "lắp ghép" vụng về vào đoạn nghị luận xã hội.

Với dung lượng khoảng 200 chữ, quỹ điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã được khai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời gian nhiều nhất là 20-25 phút. Thí sinh tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cho câu nghị luận văn học có quỹ điểm nhiểu nhất trong đề.

Khi viết đoạn văn 200 chữ, thí sinh cần chú ý trình bày đúng quy tắc một đoạn văn là không ngắt xuống dòng. Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3 tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay.

Thí sinh nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn.

Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp. Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết đoạn viết về bài học cho bản thân…

Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man dông dài.

Ví dụ một đề văn nghị luận và gợi ý làm bài:

"... Con tàu Titanic bị đắm đã để lại những di sản quý giá cho nhân loại

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống biển. Trong tình cảnh hỗn loạn, chỉ một câu nói "Để phụ nữ và trẻ em lên trước", cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên cả những nỗi đau…

Khi hiệu lệnh đó vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm những điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dũng cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn.

John Jacob Astor IV là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: "Các quý cô, mời lên thuyền". Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: "Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại". Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: "Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi sẽ chết như chúng tôi đã sống cùng nhau". Họ đã nắm tay nhau cho đến giây phút cuối cùng.

Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lên thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: "Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!". Cô hối tiếc vì đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không nghe thấy tiếng gào thét sợ hãi nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.

Những chiếc thuyền cứu nạn được ưu tiên dành cho trẻ em và phụ nữ.

"Phụ nữ và trẻ con lên trước", đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng, nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri..." (Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic - 9/1/2016).

Sau 4 câu hỏi nhỏ phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội yêu cầu: Hiệu lệnh Để phụ nữ và trẻ em lên trước của thuyền trưởng đồng nghĩa với mệnh lệnh yêu cầu một bộ phận hành khách từ bỏ sinh mạng của họ. Có người cho rằng hiệu lệnh ấy đi ngược lại cả luật pháp và quan niệm Ki tô giáo "Chỉ có Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử". Trình bày suy nghĩ riêng của anh/chị trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Trong đoạn văn 200 chữ này, các phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn cần bao gồm các ý sau:

Mở đoạn:

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+ Giới hạn vấn đề bàn luận: Hiệu lệnh ấy đúng hay sai? Có nhất thiết phải thực hiện hay không? Đó là vấn đề cần chúng ta suy nghĩ, giải đáp.

Thân đoạn: Trả lời câu hỏi vừa đưa ra:

+ Hiệu lệnh không đúng với quy định của luật pháp cũng như với quan niệm Ki tô giáo (0,25 điểm).

+ Tuy nhiên, khi cơ hội không dành cho tất cả mọi người, sự lựa chọn sẽ là tất yếu. Khi đó, hiệu lệnh này là hoàn toàn chính xác khi dành sự sống cho những đối tượng yếu đuối, luôn cần được bảo vệ theo quan niệm thông thường trong một cộng đồng người văn minh (0,5 điểm).

+ Hiệu lệnh này còn giúp tránh cho hành khách một cuộc chen lấn giành giật cơ hội được sống luôn là quý giá với bất kỳì ai trên đời (0,5 điểm).

+ Hiệu lệnh tuy đúng, nhưng việc thực hiện nó lại tùy thuộc vào ý thức và lương tri của mỗi con người. Do vậy, hiệu lệnh sẽ không chỉ thể hiện cách ứng xử nhân ái, văn minh mà còn như một phép thử nhân cách, góp phần tạo sự bền vững chắc chắn cho nền tảng văn hóa của cộng đồng xã hội (0,25 điểm).

Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động cho bản thân (0,25 điểm).

Giới hạn một đoạn văn 200 chữ là thử thách đối thí sinh khi làm nghị luận xã hội. Vì vậy, trước khi triển khai, thí sinh cần xây dựng dàn ý sơ lược mới có thể viết một đoạn văn trọn vẹn và có chủ đích.

TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết
Hệ thống giáo dục Hocmai
 

 

 

Cách ghi điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội

Đối với đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ, điều cơ bản đầu tiên thí sinh cần ghi nhớ là không được ngắt xuống dòng.

Theo cấu trúc đề tham khảo thi THPT quốc gia 2017, khác biệt lớn nhất trong đề nghị luận xã hội là yêu cầu viết một đoạn văn, thay vì một bài hoàn chỉnh. Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu viết đoạn văn khoảng 200 chữ, luận bàn về một vấn đề thể hiện qua một nhận định, một khái niệm, một bài học hay một thông điệp... được rút ra từ ngữ liệu phần đọc hiểu. Đặc điểm này chi phối hệ thống câu hỏi đọc hiểu của đề bài cũng như quá trình triển khai câu hỏi đọc hiểu của thí sinh.

TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết chia sẻ một số cách ghi điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội.

Với thiết kế đề thi như trên, nếu suy nghĩ và trả lời sâu, chắc ở phần đọc hiểu, thí sinh sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch khỏi nội dung tư tưởng quan trọng bao trùm nhất từ văn bản đọc hiểu. Nội dung trả lời câu hỏi do đó sẽ liên quan gần như trực tiếp tới đoạn văn nghị luận xã hội.

Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý phương pháp làm bài, tránh kể lể, nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu hoặc chép lại phần đọc hiểu "lắp ghép" vụng về vào đoạn nghị luận xã hội.

Với dung lượng khoảng 200 chữ, quỹ điểm là 2 và vấn đề nghị luận đã được khai thác sâu kỹ ở phần đọc hiểu, đoạn viết nghị luận xã hội nên dành thời gian nhiều nhất là 20-25 phút. Thí sinh tránh lan man dài dòng ở câu hỏi này, làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cho câu nghị luận văn học có quỹ điểm nhiểu nhất trong đề.

Khi viết đoạn văn 200 chữ, thí sinh cần chú ý trình bày đúng quy tắc một đoạn văn là không ngắt xuống dòng. Dung lượng an toàn của một đoạn là 2/3 tờ giấy thi, tương đương khoảng 20 dòng viết tay.

Thí sinh nên linh hoạt lựa chọn hình thức đoạn văn phù hợp, có thể là diễn giải, quy nạp, tổng phân hợp… Tuy nhiên, nên ưu tiên sự lựa chọn hình thức tổng phân hợp để tạo ấn tượng về một văn bản hoàn chỉnh, độc lập, đầy đặn.

Cần lưu ý nguyên tắc viết đoạn, tránh kể lể bàn luận lan man trùng lặp. Phần mở đoạn và kết đoạn chỉ nên viết trong một câu ngắn gọn. Trong đó mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận, thân đoạn triển khai nội dung nghị luận, kết đoạn viết về bài học cho bản thân…

Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, chỉ nên chọn một dẫn chứng mang tính tiêu biểu, điển hình và phù hợp làm nổi bật vấn đề nghị luận. Tuyệt đối tránh kể chuyện lan man dông dài.

Ví dụ một đề văn nghị luận và gợi ý làm bài:

"... Con tàu Titanic bị đắm đã để lại những di sản quý giá cho nhân loại

Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống biển. Trong tình cảnh hỗn loạn, chỉ một câu nói "Để phụ nữ và trẻ em lên trước", cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên cả những nỗi đau…

Khi hiệu lệnh đó vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm những điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dũng cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn.

John Jacob Astor IV là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang thai 5 tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: "Các quý cô, mời lên thuyền". Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: "Tôi sẽ không đi khi những người đàn ông khác còn đang ở lại". Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: "Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi sẽ chết như chúng tôi đã sống cùng nhau". Họ đã nắm tay nhau cho đến giây phút cuối cùng.

Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lên thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: "Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!". Cô hối tiếc vì đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không nghe thấy tiếng gào thét sợ hãi nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.

Những chiếc thuyền cứu nạn được ưu tiên dành cho trẻ em và phụ nữ.

"Phụ nữ và trẻ con lên trước", đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng, nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri..." (Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic - 9/1/2016).

Sau 4 câu hỏi nhỏ phần đọc hiểu, phần nghị luận xã hội yêu cầu: Hiệu lệnh Để phụ nữ và trẻ em lên trước của thuyền trưởng đồng nghĩa với mệnh lệnh yêu cầu một bộ phận hành khách từ bỏ sinh mạng của họ. Có người cho rằng hiệu lệnh ấy đi ngược lại cả luật pháp và quan niệm Ki tô giáo "Chỉ có Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử". Trình bày suy nghĩ riêng của anh/chị trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Trong đoạn văn 200 chữ này, các phần mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn cần bao gồm các ý sau:

Mở đoạn:

+ Giới thiệu vấn đề nghị luận.

+ Giới hạn vấn đề bàn luận: Hiệu lệnh ấy đúng hay sai? Có nhất thiết phải thực hiện hay không? Đó là vấn đề cần chúng ta suy nghĩ, giải đáp.

Thân đoạn: Trả lời câu hỏi vừa đưa ra:

+ Hiệu lệnh không đúng với quy định của luật pháp cũng như với quan niệm Ki tô giáo (0,25 điểm).

+ Tuy nhiên, khi cơ hội không dành cho tất cả mọi người, sự lựa chọn sẽ là tất yếu. Khi đó, hiệu lệnh này là hoàn toàn chính xác khi dành sự sống cho những đối tượng yếu đuối, luôn cần được bảo vệ theo quan niệm thông thường trong một cộng đồng người văn minh (0,5 điểm).

+ Hiệu lệnh này còn giúp tránh cho hành khách một cuộc chen lấn giành giật cơ hội được sống luôn là quý giá với bất kỳì ai trên đời (0,5 điểm).

+ Hiệu lệnh tuy đúng, nhưng việc thực hiện nó lại tùy thuộc vào ý thức và lương tri của mỗi con người. Do vậy, hiệu lệnh sẽ không chỉ thể hiện cách ứng xử nhân ái, văn minh mà còn như một phép thử nhân cách, góp phần tạo sự bền vững chắc chắn cho nền tảng văn hóa của cộng đồng xã hội (0,25 điểm).

Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động cho bản thân (0,25 điểm).

Giới hạn một đoạn văn 200 chữ là thử thách đối thí sinh khi làm nghị luận xã hội. Vì vậy, trước khi triển khai, thí sinh cần xây dựng dàn ý sơ lược mới có thể viết một đoạn văn trọn vẹn và có chủ đích.

TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết
Hệ thống giáo dục Hocmai
 

 

QUỸ TÀI TRỢ LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG

Số tài khoản tặng quà Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường:
Tên chủ tài khoản: Trường THPT Lương Thế Vinh
Số TK: 4218201000906
Tại ngân hàng Agribank, KCN Điện Nam-ĐIện Ngọc

Quý vị có thể tặng quà trực tiếp cho Ban tổ chức Lễ kỷ niệm của Trường, tại phòng Kế toán nhà trường. Trân trọng cảm ơn!

DANH SÁCH TẶNG QUÀ LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH (1998-2023)

1. Tập thể Cựu HS khóa 3 (2001-2003):  5.000.000 đ.

2. Tập thể Cựu HS lớp 12/9, khóa 8 (2005-2008):  3.000.000 đ.

3. Nguyễn Thị Thúy Hằng-Cựu HS lớp 12/1, khóa 1 (1998-2001): 5.000.000 đ.

4. Võ Thị Hoa-Cựu HS lớp 12/2, khóa 1 (1998-2001): 5.000.000 đ.

5. Trương Thị Hồng Hạnh-Cựu HS lớp 12/7, khóa 1 (1998-2001): 1.000.000 đ.

6. Vợ chồng em Văn Thân Vinh (BĐS An Vinh, hiệu vàng Kim Vinh)-CHS K4 (NK 2001-2004): 1 bộ bàn ghế đá và 10 ghế đá.

7. Phạm Thị My 12/1, khóa 4 (2001-2004): 500.000 đ;

8. Tập thể Cựu HS khóa 4 (2001-2004):  10.000.000 đ.

9. Nhan Văn Chiến (GĐ cty Tân Minh Nhân) - Cựu HS lớp 12/5, khóa 1 (1998-2001): 50.000.000 đ.

10. Đặng Hữu Quốc (Âm thanh ánh sáng Quốc Hoa)-Cựu HS lớp 12/4, khóa 2 (1999-2002): 1.000.000 đ.

11.Trần Quốc Trung-Cựu HS lớp 12/9, khóa 11 (2008-2011): 1.000.000 đ.

12. Nguyễn Thị Lộc-Cựu HS lớp 12/1, khóa 16 (2013-2016): 1.000.000 đ.

13.Huỳnh Thị Xuân Huơng-Cựu HS lớp 12/5, khóa 1 (1998-2001): 1.000.000 đ.

14. Võ Như Đông - Cựu HS lớp 12/1, khóa 2 (1999-2002): 500.000 đ.

15. Võ Thị Như Phấn - Cựu HS lớp 12/8, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ.

16. Phùng Thị Hiệp - Cựu HS lớp 12/2, khóa 2 (1999-2002): 1.000.000 đ.

17. Tập thể Cựu HS lớp 12/1, khóa 9 (2006-2009): 5.000.000 đ.

18. Bùi Quang Trường - CHS lớp 12/8, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ.

19. Huỳnh Thị Bích Hoa - CHS lớp 12/1, khóa 1 (1998-2001): 500.000 đ.

20. Võ Như Đến - CHS lớp 12/8, khóa 3 (2000-2003): 500.000 đ.

21. Đặng Vũ - CHS lớp 12/4, khóa 3 (2000-2003): 500.000 đ.

22. Tập thể Cựu HS lớp 12/6, khóa 5 (2002-2005):  3.500.000 đ.

23. Tập thể Cựu HS lớp 12/8, khóa 9 (2006-2009):  4.400.000 đ.

24. Đặng Thị Thảo - CHS lớp 12/8, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ.

25. Lê Thị Kim Hoa - CHS lớp 12/1, khóa 7 (2004-2007): 1.000.000 đ.

26. Lê Thị Hạnh - CHS lớp 12/4, khóa 4 (2001-2004): 500.000 đ.

27. Nguyễn Thanh Hồng - CHS lớp 12/5, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ.

28. Lý Thị Xuân Thảo - CHS lớp 12/5, khóa 1 (1998-2001): 1.000.000 đ.

29. Đặng Văn Long - CHS lớp 12/8, khóa 11 (2008-2011): 1.000.000 đ.

29. Lê Thị Diễm - CHS lớp 12/1, khóa 3 (2000-2003): 1 máy lọc nước nóng lạnh RO và 100 mũ bảo hiểm với tổng trị giá là: 11.000.000 đ.

30.  Đỗ Thị Hoàng - CHS lớp 12/2, khóa 2 (1999-2002): 1.000.000 đ. 

31.  Ban tổ chức giải Bóng đá cựu HS LTV lần 3, năm 2023:  5.000.000 đ. 

32.  Đỗ Thị Hồng Nhung - CHS lớp 12/3, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ. 

33.  Phan Ngọc Linh - CHS lớp 12/1, khóa 5 (2002-2005): 1.000.000 đ. 

34. Tập thể Cựu HS lớp 12/1, khóa 3 (2000-2003): 5.000.000 đ.

35. Nguyễn Thị Ly-CHS  lớp 12/6, khóa 3 (2000-2003): 1.000.000 đ.

36. Hồ Thị Lam Kha-CHS  lớp 12/1, khóa 2 (1999-2002): 1.000.000 đ.

37. Tập thể CHS lớp 12/5, khóa 9 (2006-2009): 3.700.000 đ.

38. Em Dinh-CHS lớp 12/8, khóa 8 (2005-2008): 500.000 đ.

39. Tập thể CHS lớp 12/3, khóa 9 (2006-2009): 4.000.000 đ.

40. Tập thể CHS lớp 12/2, khóa 14 (2011-2014): 3.000.000 đ.

41. Tập thể CHS lớp 12/2, khóa 3 (2000-2003): 2.000.000 đ.

42.  Lê Minh Nguyên - CHS lớp 12/1, khóa 1 (1998-2001): 500.000 đ. 

43.  Đặng Hữu Hiền - CHS lớp 12/7, khóa 5 (2003-2005): Công trình (cắt tỉa cây xanh sân trường) có giá trị: 1.000.000 đ. 

44.  Tập thể CHS lớp 12/4, khóa 10 (2007-2010): 2.100.000 đ. 

45.  Hà Lê Uyển Nhi- CHS lớp 12/1, khóa 17 (2014-2017): 1.000.000 đ. 

46.  Võ thị Thu Giang - CHS lớp 12/1, khóa 9 (2006-2009): 500.000 đ. 

47.  Phan Thị Tuyết Trinh- CHS:  200.000 đ. 

48.  Tập thể CHS lớp 12/7, khóa 3 (2000-2003): 5.000.000 đ. 

49.  Võ Như Vương-CHS lớp 12/7, khóa 7 (2004-2007): 10.000.000 đ. 

50.  Lê Viết Tam-CHS lớp 12/6, khóa 2 (1999-2002): 1.000.000 đ. 

51.  Nguyễn Thị Nga-CHS lớp 12/8, khóa 6 (2003-2006): 5.000.000 đ.

52.  Quán cà phê Moon-CHS Cường, Thịnh: 5.000.000 đ.

Nhà trường xin cảm ơn và ghi nhận tình cảm của các em. Chúc  các em và gia đình luôn hạnh phúc và thành đạt!

Video clip hoạt động

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.
Title: Hội thảo Điện Bàn lên thị xã năm 2015


Hình ảnh từ thư viện

Thăm dò ý kiến

Theo bạn Website này đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc chưa?



 

Banner liên kết

bannerbogiaoduc so-gddt-qn
vnedu logo
logo PXU
TRUONG KET NOI

.

Trường trên bản đồ

Số liệu thống kê

Các thành viên : 3
Nội dung : 511
Liên kết web : 19
Số lần xem bài viết : 676497
Hiện có 33 khách Trực tuyến